Mặc dù thuốc lá điện tử an toàn hơn 95% so với thuốc lá truyền thống, tuy nhiên nó vẫn tồn tại những tác dụng phụ không mong muốn cho cơ thể. Tùy vào từng cơ địa và tần suất hút vape khác nhau mà bạn có thể gặp 1 trong 9 tác dụng phụ dưới đây.
1. Khô miệng
Một trong những tác dụng phụ thường gặp ở Vaping chính là khô miệng. Nguyên nhân đến từ các thành phần cơ bản có trong tinh dầu vape, cụ thể là PG và VG (propylene glycol và glycerin thực vật). Thông thường, những loại tinh dầu vape có tỉ lệ PG cao hơn thường khiến miệng bị khô hơn, bởi đây là một chất hút ẩm khá mạnh. Tuy nhiên cũng không hiếm những trường hợp tinh dầu vape 100% VG vẫn mang đến cảm nhận này.
Để khắc phục tác dụng phụ này khá đơn giản, bạn chỉ cần uống nhiều nước hơn, hoặc sử dụng nước súc miệng có chứa biotene. Hai phương pháp này giúp nhanh chóng lấy lại được độ ẩm trong khoang miệng. Tuy nhiên, nếu tình hình vẫn không khả quan thì bạn nên đến các phòng khám nha khoa để thăm khám. Bởi rất có thể đây là chịu chứng của bệnh khô miệng mãn tính, gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng nếu không được điều trị kịp thời.
2. Đau họng
Nguyên nhân của hiện tượng đau họng hoặc ngứa họng khi hút vape có thể đến từ nicotine, PG hoặc hương liệu trong tinh dầu vape. Cụ thể là sử dụng nicotine nồng độ cao hoặc tinh dầu có tỉ lệ PG cao hơn 50%. Một nguyên nhân khác ít phổ biến hơn là từ cuộn dây được sử dụng trong bộ phun. Nó thường được làm từ niken và có không ít vaper dị ứng với vật liệu này.
Khi đã xác định được nguyên nhân thì việc tìm ra cách điều trị dễ dàng hơn rất nhiều. Nếu nguyên nhân đến từ tinh dầu vape, thì bạn hãy thử chuyển sang một loại tinh dầu mới có tỉ lệ VG cao hơn hoặc giảm nồng độ của nicotine xuống. Ngược lại, nếu nó không đến từ chất lỏng thì nguyên nhân có thể từ cuộn dây trong đầu đốt của thiết bị. Hãy kiểm tra lại các thông số kĩ thuật để xác định xem nó có được làm từ niken hoặc hợp kim của niken như nichrom (Ni80) hay không. Sau đó bạn hãy thay thế dây coil bằng chất liệu khác như kanthal, thép không gỉ,… Chất liệu này mặc dù vẫn có thể chứa niken tuy nhiên tỉ lệ khá nhỏ, chỉ dưới 10%. Trong trường hợp bạn đã thử mọi phương pháp ở trên nhưng căn bệnh đau họng vẫn không thuyên giảm thì tốt nhất nên hẹn gặp bác sĩ nhé.
3. Ho
Ho là một chịu chứng thường gặp ở những người lần đầu tiên hút vape. Thông thường nguyên nhân là do bạn hút vape sai cách, hoặc luồng khí thoát ra có vấn đề, thay vì một nó lại tạo ra quá nhiều luồng khí khác nhau. Vì thế, nếu bạn gặp tình huống này thì nên nhấp nguồn và kiểm tra luồng khí, trong trường hợp thiết bị vape của bạn có chế độ tự động thì hãy tháo bình chứa tinh dầu ra.
4. Nhức đầu
Hiện tượng này thường xuất hiện ở những người vừa cai nghiện thành công thuốc lá truyền thống. Bởi trong khói thuốc không chỉ chứa duy nhất nicotine mà còn có một số hợp chất khác như các alcaloid, nó tạo cho não một thói quen tiếp nhận vì thế nếu đột nhiên mất các chất này, cơ thể sẽ phản ứng thông qua những cơn đau đầu.
Có thể bạn không biết, nicotine không phải là nguyên nhân duy nhất khiến con người phụ thuộc vào thuốc lá truyền thống, mà còn bởi những hợp chất alcaloid, nó làm tăng sự phụ thuộc tiềm năng. Tuy nhiên, trong khói vape thì chỉ có nicotine vì thế nó không đủ thỏa mãn cơ thể và những cơn đau đầu nhẹ có thể xảy ra.
Tuy nhiên nhức đầu cũng là một chịu chứng cho thấy cơ thể đang bị mất nước. Vì thế, bạn hãy uống nước thường xuyên hoặc uống nước ngay khi cơn đau đầu diễn ra. Nếu tình trạng vẫn không thuyên giảm thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
5. Chóng mặt hoặc đau đầu
Cũng giống như lần đầu tiên hút thuốc lá truyền thống, hiện tượng đau đầu và chóng mặt cũng có thể diễn ra khi bạn vaping lần đầu tiên. Chịu chứng này sẽ dần hết khi cơ thể bạn đã quen dần với khói vape. Nguyên nhân của hiện tượng này đến từ nicotine có trong khói thuốc, cụ thể bạn đã chọn sai mức nicotine cho bản thân mình.
Khi gặp tình huống này, cách khắc phục tốt nhất là nên giảm nồng độ nicotine có trong tinh dầu, hoặc giảm tần suất vaping trong ngày. Tuy nhiên, như đã nói hiện tượng này khá phổ biến và không đáng lo ngại, nó sẽ biến mất khi cơ thể bạn đã quen với nồng độ nicotine hiện tại.
6. Giảm cân hoặc tăng cân
Thực tế thì vẫn chưa có nghiên cứu khoa học chính thức nào kết luận rằng thuốc lá điện tử hỗ trợ giảm cân hoặc tăng cân. Tất cả đều xuất phát từ truyền miệng giữa các vaper với nhau trong cộng đồng thuốc lá điện tử. Tuy nhiên, cũng giống như cafein, nicotine có trong tinh dầu vape có tác dụng kích thích việc đốt cháy chất béo và tăng tốc độ trao đổi chất.
Mặc dù được liệt kê ở đây nhưng giảm cân hoặc tăng cân không phải là tác dụng phụ thực sự của vaping. Tuy nhiên, vẫn có nhiều vaper cho rằng tinh dầu có vị ngọt giúp họ kiềm chế cảm giác thèm ăn, nhờ đó kiểm soát tốt cân nặng. Mặt khác, nếu đột nhiên mất thói quen vaping, miệng sẽ bồn chồn từ đó khiến bạn ăn suốt ngày và cân nặng tăng đột biến.
7. Buồn nôn
Chịu chứng buồn nôn khi vaping cũng có nguyên nhân từ nicotine có trong tinh dầu vape. Có thể nói đa phần các tác dụng phụ của thuốc lá điện tử đều đến từ nicotine. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể cắt đứt mối nguy này nếu sử dụng tinh dầu 0 nicotine nhưng vaping cũng vì thế mà giảm đi đôi ba phần thú vị.
Mặt khác nguyên nhân cũng có thể đến từ loại tinh dầu vape mà bạn đang sử dụng. Hãy thay đổi loại tinh dầu khác mà cảm nhận lại biểu hiện của cơ thể. Nhưng cũng giống như cảm giác chóng mặt và đau đầu vừa được nói ở trên, cảm giác buồn nôn cũng sẽ tự mất đi sau một thời gian sử dụng.
8. Mệt mỏi
Mặc dù nicotine là một chất kích thích giúp não bộ tỉnh táo, hưng phấn và bình tĩnh, tuy nhiên có một số trường hợp nó lại khiến cơ thể mệt mỏi, chán chường. Thoáng nghe thì có vẻ nghịch lý nhưng thức chất đây là biểu hiện của “ngộ độc nicotine”. Hãy loại bỏ nicotine ra khỏi cơ thể trong một khoản thời gian. Mặt khác nguyên nhân cũng có thể do nồng độ nicotine đó không đủ đô với bạn nên cần phải nâng cao hơn trước nhiều.
9. Đau tức ngực
Đau tức ngực khi vaping có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân như nhiệt độ quá cao, nồng độ nicotine quá cao hoặc dị ứng với hương liệu của tinh dầu vape. Dạo quanh một vài diễn đàn về vape, bạn sẽ thấy không ít vaper than phiền rằng mình bị tức ngực khi sử dụng tinh dầu quế có chứa chất hóa học cinnamaldehyd.
Nếu gặp trường hợp này, bạn hãy giảm công suất của thiết bị, giảm nồng độ nicotine trong tinh dầu, thay đổi bộ phun, dây coil hoặc thay đổi hương vị của bạn. Tuy nhiên, đau ngực cũng có thể không phải do vaping mà xuất phát từ một bệnh lý nào đó của cơ thể. Hãy để ý cơn đau này xuất hiện vào lúc bạn vaping hay những lúc cơ thể bình thường. Nếu không phải do vaping thì bạn nên đến bệnh viện để nhờ bác sĩ thăm khác nhé.
Mặc dù có rất nhiều tác dụng phụ có thể xảy ra khi vaping, tuy nhiên so với thuốc lá truyền thống đây vẫn là một sản phẩm tốt và an toàn hơn cho sức khỏe người sử dụng, trong khi vẫn mang lại những trải nghiệm như hút thuốc lá trước đây. Trên đây là một số thông tin mà Likevape đã tổng hợp được, nếu có ý kiến về vấn đề này thì hãy cho chúng tôi biết bằng cách bình luận bên dưới nhé.